CHUYÊN NGÀNH LUẬT HÀNG HẢI

 

CHUYÊN NGÀNH LUẬT HÀNG HẢI

MÃ CHUYÊN NGÀNH: 7380101D120

Tổ hợp xét tuyển

A00 - Toán, Lý, Hóa        A01 - Toán, Lý, Anh        D01 - Toán, Văn, Anh        C01 - Toán, Văn, Lý

 

1. Giới thiệu chương trình

Chương trình đào tạo Luật Hàng hải do Khoa Hàng hải xây dựng, Trường Đại học Hàng hải  Việt Nam thẩm định và ban hành. Chương trình có tham khảo các chương trình của Học viện Hàng  hải Quốc gia ODESA (Liên bang Nga), Trường đại học Hàng hải quốc gia MOKPO (Hàn Quốc),  Trường đại học Hàng hải Đại Liên (Trung Quốc), Trường đại học Luật Hà Nội, Trường đại học Luật  Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh…Chương trình được định  kỳ rà soát, cập nhật, chỉnh sửa đáp ứng nhu cầu thực tiễn đối với sinh viên tốt nghiệp cũng như đáp  ứng đầy đủ các quy định của Bộ Giáo dục & Đào tạo và của Trường Đại học Hàng hải Việt Nam.  Người học khi tham gia chương trình được đào tạo không chỉ về kiến thực mà còn được rèn luyện cả  về kỹ năng, thái độ đáp ứng Khung trình độ quốc gia Việt Nam cũng như một số yêu cầu quốc tế khác  đối với năng lực của người lao động trong thế kỷ 21. 

2. Thông tin chung về chương trình

Tên chương trình: CTĐT cử nhân Luật Hàng hải
Cơ quan/Viện trao bằng cấp: Trường Đại học Hàng hải Việt Nam
Các đơn vị tham gia giảng dạy: Trường Đại học Hàng hải Việt Nam
Chứng nhận chuyên môn: Bằng đại học 
Học vị sau tốt nghiệp: Cử nhân
Mô hình học tập: Toàn thời gian
Tổng số tín chỉ: 135
Ngôn ngữ sử dụng: Tiếng Việt
Thời lượng đào tạo: 4 năm (8 học kỳ)/4,5 năm (9 học kỳ)
 
3. Mục tiêu của chương trình

Mục tiêu của chương trình là đào tạo cử nhân chuyên ngành Luật Hàng hải. Những người tốt  nghiệp chương trình này có khả năng triển khai, vận dụng pháp luật để giải quyết những vấn đề pháp lý trong lĩnh vực hàng hải, năng động, sáng tạo, thích ứng với mọi môi trường làm việc, có  khả năng cạnh tranh với nguồn nhân lực trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương phục vụ phát  triển kinh tế biển và công cuộc xây dựng, bảo vệ đất nước, hội nhập quốc tế.

4. Cơ hội việc làm và học tập sau khi tốt nghiệp

Sinh viên sau tốt nghiệp chuyên ngành Luật Hàng hải có thể công tác tại: 

- Nhóm 1: Có khả năng làm việc tại các cơ quan nhà nước, bao gồm các cơ quan bảo vệ pháp  luật như Tòa án, Viện kiểm sát, Cơ quan thi hành án, Công an, các cơ quan quản lý nhà nước về hàng  hải, các Cảng vụ ... và các cơ quan nhà nước khác từ Trung ương đến địa phương. 

- Nhóm 2: Làm việc cho các tổ chức cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý như luật sư, tư vấn viên  trong các công ty, văn phòng luật, văn phòng công chứng trong và ngoài nước; chuyên viên pháp chế,  tư vấn viên trong các doanh nghiệp có yêu cầu sử dụng nhân lực có chuyên môn cao trong lĩnh vực  pháp luật và đặc biệt là Luật hàng hải trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 

- Nhóm 3: Làm việc cho các tổ chức phi chính phủ, liên chính phủ hoặc các tổ chức quốc tế có  các hoạt động liên quan đến các vấn đề pháp luật nói chung và luật hàng hải nói riêng.

- Nhóm 4: Giảng dạy và nghiên cứu tại các cơ sở nghiên cứu hoặc đào tạo về pháp luật, luật  hàng hải như: Các trường đại học, cao đẳng, trung tâm, viện nghiên cứu về các lĩnh vực liên quan đến  pháp luật và luật hàng hải. 

5. Tiêu chuẩn nhập học, quy trình đào tạo và điều kiện tốt nghiệp
5.1. Tiêu chuẩn nhập học 
1. Trường Đại học Hàng hải Việt Nam tuyển sinh đại học theo đề án tuyển sinh được  Hội đồng trường thông qua và công khai hàng năm. Đề án tuyển sinh của Nhà trường tuân  thủ các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của Trường Đại học Hàng hải Việt Nam. 
2. Các thí sinh đăng ký xét tuyển theo các phương thức xét tuyển khác nhau phải đảm  bảo đáp ứng các yêu cầu của từng phương thức xét tuyển, thực hiện đăng ký đúng theo đề án  tuyển sinh và thông báo tuyển sinh của Nhà trường. Sau thời hạn nộp hồ sơ đăng ký, Nhà  trường sẽ xét tuyển và công bố kết quả xét tuyển.
3. Thí sinh trúng tuyển nhập học theo các quy định, hướng dẫn của Nhà trường và của  Bộ Giáo dục và Đào tạo. Sau khi hoàn thành thủ tục nhập học, các sinh viên sẽ được đào tạo  theo chương trình đào tạo của Nhà trường. 
5.2. Quy trình đào tạo 
Nhà trường tổ chức đào tạo theo học chế tín chỉ tuân thủ Thông tư số 08/2021/TT BGDĐT ngày 18/3/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế đào tạo trình  độ đại học. Hoạt động đào tạo được tổ chức như sau:  
- Một năm học gồm 03 học kỳ: học kỳ I, II và học kỳ phụ ngoài thời gian nghỉ hè.
- Học kỳ phụ có 6 - 7 tuần bao gồm cả thời gian học và thi, dành cho sinh viên học lại, học chậm tiến độ, học cải thiện điểm trên cơ sở tự nguyện, không bắt buộc và không miễn  giảm học phí. Các học phần thực tập cũng được bố trí trong học kỳ phụ.
- Học kỳ I và II có nhiều nhất 15 tuần thực học và 3 tuần thi là các học kỳ bắt buộc sinh  viên phải đăng ký khối lượng học tập và được miễn giảm học phí theo quy định. 
- Trong thời gian nghỉ hè (06 tuần), Nhà trường có thể bố trí các học phần thực tập giữa khóa, thực tập tốt nghiệp và các trường hợp đặc biệt khác.  
- Thời khóa biểu của các lớp học phần được bố trí đều trong các tuần của học kỳ. Trong trường hợp cần thiết phải xếp lịch học tập trung thời gian, số giờ giảng với một học phần bất  kỳ không vượt quá 15 giờ/tuần và 4 giờ/ngày. 
Trước khi các học kỳ bắt đầu, sinh viên đăng ký học phần học tập của từng kỳ, đóng học  phí. Mỗi sinh viên sẽ có một thời khóa biểu riêng tùy thuộc vào kết quả đăng ký học phần.  Sinh viên đi học theo thời khóa biểu đã đăng ký và thực hiện hoạt động học tập theo hướng  dẫn của giảng viên.
Trong quá trình học tập và kỳ thi cuối kỳ, giảng viên sẽ đánh giá kết quả học tập của sinh viên. Kết quả học tập từng học phần của sinh viên được nhập vào phần mềm  quản lý đào tạo và công bố cho sinh viên tra cứu trên website của Trường. Khi sinh viên hoàn  thành chương trình đào tạo thì Nhà trường sẽ tổ chức xét và công nhận tốt nghiệp cho sinh  viên. 
5.3. Điều kiện tốt nghiệp 
Những sinh viên có đủ các điều kiện sau thì được xét và công nhận tốt nghiệp: 
a) Cho đến thời điểm xét tốt nghiệp không bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc không đang trong thời gian bị kỷ luật ở mức đình chỉ học tập.  
b) Tích lũy đủ số tín chỉ quy định của chương trình đào tạo chuyên ngành. 
c) Điểm trung bình chung tích lũy của toàn khóa học đạt từ 2,00 trở lên. 
d) Đạt các học phần hoặc có chứng chỉ GDQP-AN và GDTC.  
e) Đạt các điều kiện của chuẩn đầu ra về chuyên môn, ngoại ngữ, tin học và điểm rèn  luyện.
g) Có đơn gửi Khoa/Viện đề nghị được xét tốt nghiệp trong trường hợp đủ điều kiện tốt  nghiệp sớm hoặc muộn hơn so với thời gian thiết kế của khoá học.
 
6. Thông tin tham khảo

Thông tin chi tiết về tuyển sinh đại học 2024 quý phụ huynh và các bạn có thể xem thêm tại link đính kèm:

Fanpage: Tuyển sinh Khoa Hàng hải - Trường ĐH Hàng hải Việt Nam.

https://www.facebook.com/profile.php?id=100057434230061

Chuyên ngành ĐIỀU KHIỂN TÀU BIỂN

Thông tin chi tiết: https://fb.watch/wWMPtBT2rk/

Chuyên ngành QUẢN LÝ HÀNG HẢI

Thông tin chi tiết: https://fb.watch/wWMRTJxoyt/

Chuyên ngành LUẬT HÀNG HẢI

Thông tin chi tiết: https://fb.watch/wWMQMjHlsp/

Chuyên ngành LUẬT KINH DOANH

Thông tin chi tiết: https://fb.watch/wWMSBto9Iv/

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ảnh đại diện: