Danh sách đề tài NCKH cấp trường của CBGV Khoa Hàng hải năm học 2011-2012

DANH SÁCH CÁC ĐỀ TÀI NCKH CẤP TRƯỜNG NĂM HỌC 2011 - 2012


1. Tên đề tài: Nghiên cứu hướng dẫn qui trình đánh giá rủi ro cho các tàu biển của công ty VOSCO.

Tác giả:  TS Nguyễn Kim Phương

Tóm tắt:  Đánh giá rủi ro các hoạt động an toàn trên tàu biển là một qui trình được áp dụng phổ biến hiện nay trong hệ thống quản lý an toàn của các công ty vận tải biển trên thế giới. Tuy nhiên, ở công ty vận tải biển VOSCO, qui trình mặc dù đã có xong còn nhiều khiếm khuyết. Đề tài đã tập trung phân tích các phương pháp đánh giá rủi ro mà hiện nay trên thế giới đang áp dụng, từ đó đưa ra những hướng dẫn cụ thể để công ty lựa chọn phương pháp phù hợp. Trên cơ sở đó đề tài cũng đề xuất các bước qui trình đánh giá rủi ro những hoạt động trên tàu biển cho công ty VOSCO.

Địa chỉ liên lạc của Tác giả: Nguyễn Kim Phương – Bộ môn Luật Hàng hải, Khoa Hàng hải - email:nguyenkimphuong@vimaru.edu.vn

 

2. Tên đề tài: Nghiên cứu Xây dựng Danh Mục Bằng Chứng Cần Thu Thập trong các vụ việc hàng hải

Tác giả: TS Trần Lưu Hoàn

             Ths. Lê Quốc An

             Ths. Nguyễn Xuân Long

Tóm tắt:  Lý do quan trọng nhất khi đưa ra các bằng chứng là để dựng lại điều đã thực sự xảy ra, từ đó có thể phân tích vụ việc, ngăn chặn việc tái diễn, rút kinh nghiệm, hoặc xác định người chịu trách nhiệm.

        Những vụ việc hàng hải thường được rất nhiều người xem xét, và không phải ai cũng quen thuộc với lĩnh vực tàu biển. Bằng chứng có thể được các bác sĩ, người bảo hiểm, nhà thống kê, công chức, luật sư, thẩm phán,… nghiên cứu, và họ cần biết rõ bối cảnh vụ việc đang điều tra để hiểu nó thấu đáo. Đây là một lý do tại sao lại cần thu thập rất nhiều bằng chứng bối cảnh.

Để có thể thu thập đầy đủ, tránh thiếu sót bằng chứng thì việc xây dựng lên danh mục bằng chứng theo vụ việc là rất quan trọng, cần thiết, và có những lợi ích sau cho người đi biển:

- Giúp xác lập sự thật, làm cho việc điều tra của giám định viên, luật sư, những người khác nhanh hơn, chính xác hơn.

- Tránh được nhiều khiếu nại.

- Nhận thức được nhiều vấn đề, từ đó cẩn thận hơn, chuyên nghiệp hơn để an toàn hơn.

Địa chỉ liên lạc của Tác giả: Trần Lưu Hoàn – Bộ môn Máy Điện – VTĐ hàng hải, Khoa Hàng hải - email:tranluuhoan@yahoo.com

 

3. Tên đề tài: Nghiên cứu xây dựng quy trình xếp dỡ hàng rời phục vụ cho thuyền viên Việt Nam trên đội tàu thuộc công ty NISSHO

      Tác giả:       ThS. Quách Thanh Chung

                          KS. Trịnh Xuân Tùng

                          KS. Đỗ Thành Long

Tóm tắt: Nội dung của đề tài đã đề cập đến các quy trình, qui định mới bắt buộc cho các tàu hàng rời (Bulk Carrier). Các quy định, luật lệ quốc tế, địa phương và trong nước liên quan đến việc khai thác tàu hàng rời hoạt động trên thế giới, đồng thời luận văn đưa ra một số nguồn tin, địa chỉ để thu nhận các thông tin bổ sung liên quan.

Đề tài cũng đã tổng hợp và bổ sung kịp thời những yêu cầu và qui đinh mới như các qui trình đánh giá làm hàng, đánh giá về độ ổn định tàu, an ninh cảng biển, sự phối hợp trong vấn đề làm hàng giữa tàu và bờ.

Đề tài đã đưa ra những biện pháp, cách thức thông tin, các biểu mẫu khi tàu đang trong quá trình khai thác cũng như khi gặp sự cố nhằm duy trì và kiểm soát một cách có hiệu quả hoạt động của con tàu giúp cho các nhà quản lý, chủ tàu luôn nắm vững được tình trạng những con tàu của mình. Đề tài nêu bật lên một quy trình chuẩn khai thác tàu hàng rời.

Bên cạnh đó đề tài cũng giới thiệu việc áp dụng các công nghệ hiện đại trong khai thác tàu, những tính năng ưu việt, những mặt hạn chế và cách khắc phục chúng giúp cho việc khai thác tàu và làm hàng một cách an toàn.

Địa chỉ liên lạc của Tác giả: Quách Thanh Chung – Bộ môn Điều Động Tàu, Khoa Hàng hải - email:quachthanhchung@vimaru.edu.vn; Trịnh Xuân Tùng – Bộ môn Điều Động Tàu, Khoa Hàng hải – email:trinhxuantung@vimaru.edu.vn

 

4. Tên đề tài: Nghiên cứu, xây dựng Bộ bài tập thực hành Điều động tàu trên tàu huấn luyện Sao Biển phục vụ công tác huấn luyện sĩ quan và sinh viên ngành Điều khiển tàu biển

      Tác giả:         PGS, TS. Nguyễn Viết Thành

Tóm tắt:  Qúa trình huấn luyện, thực tập của sinh viên khoa Điều khiển tàu biển thực tập tại tàu Sao Biển hiện chưa thu được kết quả như mong muốn do gặp phải nhiều khó khăn trong quá trình thực tập. Do đó, việc hoàn thiện chương trình đào tạo, nâng cao chất lượng đào tạo, huấn luyện sinh viên có vai trò đặc biệt quan trọng. Trong phạm vi đề tài, bằng phương pháp nghiên cứu chuyên gia, tiếp cận đối tượng, tổng hợp các quy định về tiêu chuẩn đào tạo đại học cũng như các tiêu chuẩn đào tạo và huấn luyện thuyền viên, tác giả đi tập trung giải quyết  các vấn đề chính như sau:

- Đánh giá giá kết quả thực tập của sinh viên, chỉ ra những khó khăn do điều kiện thực tế, chương trình đào tạo và bố trí môn học của sinh viên chưa đồng bộ dẫn đến hiệu quả chưa cao.

- Hoàn thiện chương trình huấn luyện thực tập cho sinh viên khoa Điều khiển tàu biển một cách đúng đắn, phù hợp với điều kiện khách quan của Trường Đại học Hàng hải từng bước nâng cao chất lượng học tập của sinh viên có thể đáp ứng đòi hỏi của thực tế. Hội nhập với sự phát triển của của ngành hàng hải trong nước và thế giới.

- Hoàn thiện chương trình thực tập cụ thể và chi tiết phục vụ cho quá trình hướng dẫn sinh viên khoa Điều khiển tàu biển thực tập tại tàu Sao Biển, sinh viên đạt được kết quả cao hơn tiếp cận với thực tế nhanh hơn và có thể tự thu lượm thêm kiến thức khi học tập tại phòng thực hành của khoa Điều khiển tàu biển.

Địa chỉ liên lạc của Tác giả: Nguyễn Viết Thành – Khoa Hàng hải – Trường Đại học Hàng hải Việt Nam - email: thanhdktb@gmail.com;

 

5. Tên đề tài: Xây dựng phần mềm Đánh giá An toàn Tầu dầu phục vụ công tác huấn luyện.

      Tác giả:         ThS. Trần Quốc Chuẩn

Tóm tắt:  Dựa trên cơ sở hệ thống hóa lý thuyết về phương pháp trắc nghiệm khách quan, cùng với những phân tích về đặc điểm của mục tiêu, nội dung chương trình đánh giá an toàn và khai tác tàu dầu, tàu hóa chất, nhằm đáp ứng những yêu cầu đặt ra về việc đánh giá thanh kiểm tra an toàn trong việc khai thác tàu vận hành tàu dầu, tác giả xây dựng ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm sát với những yêu cầu thực tế phần nào đáp ứng cho một cuộc thanh kiểm tra. Ngân hàng câu hỏi tập trung giải quyết các vấn đề cơ bản sau đây:

- Tạo lập các dạng đề thi trắc nghiệm với số lượng câu hỏi khác nhau trên cơ sở phần mềm tạo lập và trộn đề thi đã được xây dựng.

​- Tạo công cụ này giúp học viên, thuyền viên đang hoặc sẽ làm việc trên tàu dầu, có thể học tập nâng cao trình độ, nâng cao tầm hiểu biết, nâng cao an toàn khi làm việc trên tàu dầu. Ngoài ra khi sử dụng chương trình này thuyền viên sẽ có ý thức và củng cố kiến thức để chuẩn bị tốt cho một cuộc thanh kiểm tra con tàu mà mình đang vận hành khai thác.

- Giảm tải cho việc coi thi, chấm thi môn học làm quen và khai thác tàu dầu  hóa chất khi áp dụng phương pháp trắc nghiệm trên giấy.

- Cho phép tiến hành trắc nghiệm với một số lượng đủ lớn các đề thi khác nhau được chọn ngẫu nhiên từ ngân hàng câu hỏi trong một khoảng thời gian đủ ngắn, do đó có thể loại trừ được việc học tủ cũng như các hiện tượng quay cóp của học viên, đồng thời, giúp học viên bộc lộ được khả năng sáng tạo của mình.

Tin học hóa dưới dạng phần mềm tạo lập đề thi là công cụ hiệu quả trong việc tạo ra bài trắc nghiệm có độ tin cậy và độ giá trị cao, góp phần quan trọng trong việc thực hiện những mục tiêu đánh giá.

Địa chỉ liên lạc của Tác giả: Trần Quôc Chuẩn – Bộ môn Xếp dỡ Hàng hóa -Khoa Hàng hải - email: tranquocchuan@gmail.com