Danh sách đề tài NCKH của CBGV Khoa Hàng hải năm học 2019 - 2020

TỔNG HỢP DANH SÁCH ĐỀ TÀI NCKH NĂM HỌC 2019-2020

ĐƠN VỊ: KHOA HÀNG HẢI

I. Đề tài NCKH cấp Bộ

STT

Tên đề tài

Mã đề tài

(Nếu có)

Chủ nhiệm

  1.  

Xây dựng hệ thống tự động thu thập quản lý báo cáo tiêu thụ nhiên liệu của tàu biển nhằm đánh giá phát thải chất gây ô nhiễm trong hoạt động hàng hải

MT191003

TS. Nguyễn Đình Thạch

 


I. Đề tài NCKH cấp Trường

TT

Tên đề tài

Chủ nhiệm đề tài

Cán bộ

tham gia

Mục tiêu nghiên cứu

  1.  

Nghiên cứu bộ điều khiển nơ-ron tích hợp và ứng dụng trong tự động điều khiển tàu cập cầu.

 

TS. Nguyễn Văn Sướng

ThS. Phạm Tất Tiệp

ThS. Nguyễn Thanh Diệu

 

Nghiên cứu đề xuất một bộ điều khiển mạng nơ ron đa nhiệm dựa trên sự tích hợp hợp của bộ điều khiển mạng nơ ron đã được huấn luyện với một cơ cấu thích nghi. Điểm mới của bộ điều khiển này là có thể điều khiển tàu cập cầu cho nhiều cảng khác nhau và xuất phát từ các hướng khác nhau mà không cần huấn luyện lại bộ điều khiển, điều này giúp tiết kiệm thời gian, chi phí hơn so với các bộ điều khiển trước đó.

  1.  

Nghiên cứu điều kiện áp dụng phép chiếu Gnomonic xây dựng hải đồ đi biển

TS. Nguyễn Thái Dương

 

Nghiên cứu yêu cầu cơ bản đối với hải đồ đi biển, nguyên lý phép chiếu Gnomonic. Xác định điều kiện áp dụng  pháp chiếu Gnomonic xây dựng hải đồ đi biển.

Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học để sĩ quan hàng hải có thể dựng và sử dụng hải đồ Gnomonic dẫn tàu an toàn.

  1.  

Nghiên cứu chế định quyền sở hữu trong pháp luật dân sự việt nam dưới góc độ luật so sánh

TS. Lương Thị Kim Dung

ThS. Bùi Hưng Nguyên

CN. Nguyễn Viết Hà

Đề tài nghiên cứu về quyền sở hữu được quy định trong pháp luật dân sự Việt Nam, tập trung chủ yếu vào nội dung của quyền sở hữu, các căn cứ xác lập, chấm dứt quyền sở hữu, các hình thức sở hữu, chiếm hữu và bảo vệ quyền lợi của người chiếm hữu bất hợp pháp nhưng ngay tình… đặt trong bối cảnh so sánh mang tính kế thừa của quyền sở hữu được quy định trong các Bộ luật dân sự Việt Nam, từ đó chỉ ra những bất cập còn tồn tại trên thực tiễn thi hành để đề xuất các giải pháp hoàn thiện.

  1.  

Nghiên cứu đề xuất mô hình quản lý an ninh mạng Hàng hải trên tàu biển Việt Nam

ThS. Phạm Văn Luân

ThS. Nguyễn Thành Trung

ThS. Quách Thanh Chung

Nghiên cứu cơ sở lý luận, cơ sở về tính pháp lý an ninh mạng và quản lý an ninh mạng Hàng hải trên tàu hiện nay. Từ đó đánh giá đúng thực trạng của quản lý an ninh mạng Hàng hải trên tàu biển Việt Nam hiện nay. Xây dựng mô hình quản lý an ninh mạng trên tàu với những tiêu chí phù hợp cho yêu cầu thực tế trên tàu biển Việt Nam trong tình hình mới.

  1.  

Nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao an toàn cho tàu hàng rời trong quá trình làm hàng

TS. Đặng Đình Chiến

ThS. Mai Xuân Hương

Tập trung phân tích, đánh giá sự an toàn trên tàu hàng rời, đưa ra các tai nạn điển hình, các loại hàng nguy hiểm đến sự an toàn của con người, con tàu và môi trường trong quá trình xếp dỡ và vận chuyển. Qua đó, kết hợp với các lý luận khoa học để xây dựng kế hoạch, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao an toàn cho tàu hàng rời trong quá trình làm hàng.

  1.  

Nghiên cứu giải pháp hoàn thiện Chương trình hỗ trợ việc làm cho sinh viên ngành đi biển tại Trường Đại học Hàng hải Việt Nam thông qua hợp tác quốc tế về học bổng, thực tập sinh từ cấp Khoa.

TS. Nguyễn Mạnh Cường

 

Đề tài NCKH nghiên cứu thực trạng cơ hội việc làm cho sinh viên tốt nghiệp các ngành đi biển của Trường Đại học Hàng hải Việt Nam, những khó khăn cần giải quyết một cách hiệu quả để  đảm bảo việc làm đúng chuyên ngành đào tạo sau tốt nghiệp cho sinh viên ngành đi biển, đề xuất các giải pháp để hoàn thiện Chương trình hỗ trợ việc làm cho sinh viên ngành đi biển của Trường thông qua hợp tác quốc tế về học bổng, thực tập sinh từ cấp Khoa.gắn với Chương trình Kết nối Doanh nghiệp-Nhà Quản lý-Đơn vị đào tạo và đổi mới Dịch vụ đào tạo.

  1.  

Nghiên cứu đề xuất một số tiêu chí trong hoạt động ứng phó sự cố tràn dầu trên biển Việt Nam.

TS. Phan Văn Hưng

 

Đề tài nghiên cứu các tiêu chuẩn về kiểm soát ô nhiễm dầu do tàu biển ở các quốc gia phát triển như Mỹ, Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc. Từ đó đề xuất một số tiêu chuẩn để tính toán, xây dựng năng lực ứng phó tràn dầu như tàu mục tiêu, lượng dầu lớn nhất tràn từ tàu, lượng dầu ứng phó trên biển, thời gian để thực hiện quá trình ứng phó, cũng như mô hình tính toán khả năng ứng phó hàng ngày đối với các trang thiết bị như phao quây dầu, máy thu hồi dầu

  1.  

Nghiên cứu an ninh Hàng hải trong không gian mạng

ThS. Đào Quang Dân

 

ThS. Nguyễn Văn Thịnh

LS. Phạm Thanh Tân

An ninh mạng đã trở thành mối quan tâm sâu sắc trong mọi lĩnh vực và nó đã trở thành một phần không thể thiếu trong toàn bộ tổng thể công tác quản lý các hoạt động hàng hải cũng như vận tải biển.

  1.  

Một số vấn đề pháp lý phát sinh liên quan đến khả năng đi biển của tàu biển

TS. Nguyễn Thành Lê

ThS Nguyễn Đình Thúy Hường

ThS Đỗ Công Hoan

Đề tài nghiên cứu nguồn gốc, sự phát triển từ cổ điển đến hiện đại của nghĩa vụ đảm bảo khả năng đi biển của tàu biển cùng với các khía cạnh hàng hải đảm bảo cho khả năng đi biển của tàu biển. Và cuối cùng, đề tài đi sâu phân tích trách nhiệm bồi thường thiệt hại vì vi phạm nghĩa vụ đảm bảo khả năng đi biển của tàu biển.

  1.  

Nghiên cứu quy định về xuất xứ hàng hóa theo hiệp định CPTPP

ThS. Hoàng Thị Ngọc Quỳnh

ThS. Trịnh Thị Thu Thảo

CN.LS. Phạm Thanh Tân

Nghiên cứu cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý để xác định xuất xứ hàng hóa theo pháp luật Việt Nam nói chung và Hiệp định CPTPP nói riêng. Thông qua các vụ án nổi bật về hàng hóa giả mạo xuất xứ Việt Nam, làm rõ hậu quả và tìm ra các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thực trạng này, từ đó đưa ra khuyến nghị phù hợp.

II. Đề tài NCKH cấp trường