III. Câu hỏi ôn thi tốt nghiệp môn Hàng hải nghiệp vụ (Áp dụng từ Khóa 49 - Hệ VLVH)

HỌC PHẦN: QUY TẮC QUỐC TẾ VỀ PN ĐÂM VA TRÊN BIỂN

Phần 1: Quy tắc hành trình và điều động (dành cho câu I)

  1. Tốc độ an toàn: khái niệm, các yếu tố xác định tốc độ an toàn đối với mọi tàu thuyền được quy định trong quy tắc phòng ngừa đâm va trên biển.    
  2. Các thông số tương ứng để đánh giá nguy cơ va chạm trong kỹ thuật thao tác tránh va bằng radar.    
  3. Hành động của tàu thuyền hành trình trong luồng hẹp được quy định trong Quy tắc Quốc tế về phòng ngừa đâm va trên biển (COLREG-72)?
  4.  Thế nào là tàu thuyền vượt theo Quy tắc Quốc tế về phòng ngừa đâm va trên biển (COLREG-72). Quy tắc hành trình của tàu thuyền vượt?
  5.  Định nghĩa tầm nhìn xa hạn chế? Trình bày quy tắc hành trình của tàu thuyền trong tầm nhìn xa bị hạn chế?
  6. Trách nhiệm tương quan giữa các tàu thuyền được quy định trong Quy tắc Quốc tế về phòng ngừa đâm va trên biển (COLREG-72)?

Phần 2: Đèn và dấu hiệu (dành cho câu II)

  1. Tín hiệu điều động và tín hiệu cảnh báo trong điều kiện nhìn thấy nhau bằng mắt thường?
  2. Trình bày về tầm nhìn xa và cung chiếu sáng của các loại đèn?
  3. Đèn và dấu hiệu của tàu thuyền đang neo và tàu thuyền mắc cạn?
  4.  Đèn và dấu hiệu của tàu thuyền lai kéo bị hạn chế khả năng điều động?
  5. Tín hiệu âm thanh của tàu thuyền máy, tàu thuyền mất khả năng điều động, tàu thuyền bị hạn chế khả năng điều động, tàu thuyền lai dắt (bao gồm cả tàu thuyền bị lai) trong tầm nhìn xa bị hạn chế?
  6. Những tín hiệu cấp cứu được quy định trong Quy tắc Quốc tế về phòng ngừa đâm va trên biển (COLREG-72)

HỌC PHẦN: ĐIỀU ĐỘNG TÀU (dành cho câu III)

  1. Định nghĩa vòng quay trở của tàu, các giai đoạn quay trở?
  2. Định nghĩa quán tính, ứng dụng quán tính trong điều động tàu?
  3. Phương pháp điều động tàu trong tầm nhìn xa hạn chế?
  4. Xác định vị trí tàu nằm trong khu vực bão bằng sự thay đổi khí áp và hướng gió? Phương pháp điều động tàu thoát khỏi khu vực nguy hiểm của bão?
  5. Trình bày phương pháp điều động cứu người bị rơi xuống nước Williamson?
  6. Trình bày các phương pháp lai dắt, ưu nhược điểm ?

HỌC PHẦN: LUẬT HÀNG HẢI  (dành cho câu IV)

  1. Chế độ pháp lý vùng nội thủy.
  2. Chiều rộng lãnh hải và phương pháp xác định ranh giới của nó.
  3. Vận đơn đường biển:  Khái niệm? Chức năng? Các loại vận đơn.
  4. Nguyên tắc và các trường hợp bồi thường thiệt hại trong tai nạn va chạm tàu. Những thiệt hại phải bồi thường.
  5. Quy định của MARPOL 73/78 về bơm thải dầu và nước có lẫn dầu từ tàu ra biển  
  6. Khái niệm và phân loại hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển.

HỌC PHẦN:  XẾP DỠ HÀNG HÓA (dành cho câu V)

  1. Hãy trình bày các kích thước cơ bản của tàu và lượng dãn nước của tàu, Dls, Dwt.
  2. Nêu ảnh hưởng của két chứa chất lỏng không đầy tới thế vững ban đầu của tàu và cách hạn chế ảnh hưởng của nó.
  3. Nêu các bước dựng đường cong cánh tay đòn ổn định tĩnh.
  4. Mớn nước của tàu là gì? Cách hiệu chỉnh đưa mớn nước biểu kiến về mớn nước thật.
  5. Thiết lập công thức tính toán sự thay đổi mớn nước mũi, lái của tàu khi dịch chuyển hàng trên tàu ( theo chiều dọc tàu , KGCargo = const)
  6. Thiết lập công thức tính toán sự thay đổi mớn nước mũi, lái của tàu khi xếp một lô hàng nhỏ (theo hệ mét).

Tổ NVTH

TRƯỞNG KHOA

 

 

 

PGS,TS. Nguyễn Viết Thành

 

Loại tài nguyên: