Nghiệm thu đề tài Nghiên cứu khoa học giảng viên Khoa Hàng hải cấp trường năm học 2020-2021

     

     Ngày 29/06/2021, tại phòng họp 301A2 và 401A2, Khoa Hàng hải đã tổ chức nghiệm thu 10 đề tài Nghiên cứu khoa học (NCKH) giảng viên năm học 2020-2021

     Hội đồng nghiệm thu từng đề tài đều đánh giá, các đề tài NCKH năm nay mang tính ứng dụng cao, là nguồn tài liệu, học liệu quan trọng. Tham gia NCKH tạo điều kiện cho GV tìm ra phương pháp giảng dạy hiệu quả nhất. Đối với GV trẻ, NCKH sẽ làm cho họ trưởng thành nhanh chóng, góp phần vào nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng của nhà trường...

     10 Đề tài NCKH được nghiệm thu năm học 2020-2021 bao gồm:

TT

Tên đề tài

Chủ nhiệm đề tài

Cán bộ

tham gia

Mục tiêu nghiên cứu

  1.  

Nghiên cứu hệ thống tự động cập cầu tàu xét đến ảnh hưởng của gió sử dụng mạng nơ ron tách kênh

 

TS. Nguyễn Văn Sướng

 

Đề xuất hệ thống tự động cập cầu tàu với hai điểm mới so với nghiên cứu trước đây: Thứ nhất: bộ điều khiển mạng nơ ron tách kênh được đề cập cho hiệu quả điều khiển tốt hơn so với các bộ điều khiển trước đây. Thứ hai: ảnh hưởng của sóng gió được giải quyết cho hệ thống cập cầu sử dụng bộ điều mạng nơ ron tách kênh cũng cho hiệu quả điều khiển tốt hơn. 

  1.  

Nghiên cứu thiết kế bộ điều khiển vây giảm lắc chủ động giảm lắc cho tàu thủy

TS. Nguyễn Quang Duy

 

Nghiên cứu thiết kế bộ điều khiển vây giảm lắc chủ động giảm lắc ngang cho tàu thủy, nhằm mục đích nghiên cứu ra những bộ điều khiển vây giảm lắc chủ động tối ưu giúp giảm thiểu chuyển động lắc ngang cho tàu, tăng tính an toàn và mang lại hiệu quả kinh tế cao;

Hoàn thiện cơ sở khoa học hướng tới hai mục tiêu: cập nhật theo xu hướng phát triển mới của khoa học công nghệ và phù hợp tình hình phát triển nền kinh tế hiện nay.

  1.  

Nghiên cứu phương pháp thiên văn xác định vị trí tàu mới đáp ứng yêu cầu sửa đổi trong Công ước STCW 78/2010

TS. Nguyễn Thái Dương

ThS. Phạm Tất Tiệp

Nghiên cứu phương pháp thiên văn xác định vị trí tàu mới. Trên cơ sở đó xây dựng chương trình tính toán xác định vị trí tàu đơn giản và nhanh chóng đáp ứng yêu cầu Công ước STCW 78/2010.

  1.  

 

Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành Luật bảo vệ môi trường sửa đổi 2020.

 

TS. Lương Thị Kim Dung

ThS. Bùi Hưng Nguyên

CN. Nguyễn Viết Hà

Nghiên cứu những điểm mới của Luật bảo vệ môi trường sửa đổi 2020, đánh giá tính phù hợp, khả thi của những quy định pháp luật mới được sửa đổi bổ sung, cơ chế bảo đảm thực thi pháp luật trên thực tiễn để từ đó nhóm nghiên cứu đề xuất một số các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thi hành của Luật bảo vệ môi trường mới.

  1.  

Nghiên cứu mô phỏng thực tế ảo quá trình mở rộng và trôi dạt của vệt dầu loang trên biển

TS. Đỗ Văn Cường

ThS. Trần Gia Ninh

Xây dựng một mô hình mô phỏng dầu tràn trên biển với các quá trình loang và trôi dạt trên biển, đồng thời mô hình có thể mô phỏng quá trình phân tách vệt dầu thành các mảnh nhỏ hơn một cách ngẫu nhiên, điều mà các nghiên cứu trước đây chưa làm được hoặc mô phỏng một cách chưa chân thực.

  1.  

Nghiên cứu đánh giá tác động và xu hướng phát triển của e-navigation

PGS.TS. Nguyễn Mạnh Cường

TS. Phan Văn Hưng

Mục tiêu là đánh giá tác động của e-navigation, đặc biệt là các lợi ích mà nó mang lại, đồng thời phân tích xu hướng phát triển e-navigation trong tương lai. Từ đó, đề xuất khả năng triển khai một số dịch vụ số trong e-navigation.

  1.  

Nghiên cứu đề xuất chương trình đào tạo vận chuyển chất nguy hiểm và độc hại bằng đường biển mức vận hành

TS. Phan Văn Hưng

 

Mục tiêu là phân tích tình hình vận chuyển, nguyên nhân sự cố về hàng nguy hiểm, đồng thời đánh giá thực trạng về đào tạo vận chuyển chất nguy hiểm và độc hại. Từ đó, đề xuất chương trình đào tạo vận chuyển chất nguy hiểm và độc hại bằng đường biển mức vận hành.

  1.  

Nghiên cứu phương pháp dùng phương trình ảnh hưởng để xây dựng hệ số nguy hiểm trong điều động tránh va

TS. Lương Tú Nam

 

TS. Mai Xuân Hương

Mục tiêu xây dựng hệ số nguy hiểm mới có hiệu quả cao trong việc đánh giá tình huống nguy hiểm bằng giá trị cụ thể trong thời gian thực. Hệ số này được xây dựng dựa trên chiều dài và vận tốc thực của tàu tại thời điểm đánh giá, do đó thể hiện tính ưu việt hơn so với các phương pháp hiện tại.

  1.  

Những thách thức của Việt Nam đối với văn kiện của UNCITRAL về bán tàu theo phương pháp tư pháp và đề xuất hướng giải pháp.

TS. Nguyễn Thành Lê

ThS Nguyễn Đình Thúy Hường

ThS Nguyễn Tuấn Anh

Bên cạnh những thuận lợi nhìn thấy được mà văn kiện của UNCITRAL về bán tàu theo phương pháp tư pháp mang lại, nhóm nghiên cứu sẽ phân tích kĩ hơn những thách thức mà nội tại ngành Hàng hải Việt Nam nói riêng (góc độ nguồn nhân lực và ảnh hưởng đối với thị trường tàu biển) và ngành Tòa án nói chung (dưới những góc độ như cơ chế công nhận và thi hành tại Việt Nam, thủ tục và quá trình xử lí). Bằng việc phân tích và xử lí số liệu chi tiết, cộng với khả năng chuyên môn chuyên ngành hàng hải, nhóm nghiên cứu sẽ đưa ra những hướng đề xuất thích hợp với sự phát triển của thị trường tàu biển Việt Nam.

  1.  

Nghiên cứu một số vấn đề pháp lý về quyền của người LGBT tại Việt Nam

ThS. Hoàng Thị Ngọc Quỳnh

ThS. Trịnh Thị Thu Thảo

CN.LS. Phạm Thanh Tân

- Phân tích các quy định pháp luật Việt Nam về quyền của người LGBT trong một số lĩnh vực: dân sự, hình sự và tố tụng hình sự, quân sự.

- Tìm ra những hạn chế và bất cập trong pháp luật Việt Nam trong việc bảo vệ quyền lợi của người LGBT.